Tên Hán Việt: Ngọc Châu Kim Đài
Tên tiếng Anh: Narcissus, White daffodil
Tên tiếng Pháp: Narcisse des poétes
Tên Latin: Narcissus poeticus
Ý nghĩa: Yêu chính mình, tính ích kỷ(selfishness, egotism)
Biểu tượng: sự sang trọng, kiêu sa
Thông điệp: "My fond hopes have been dashed by your behavior", "Stay as sweet as you are"
Phân loại khoa họcGiới (Regnum): Plantae
Ngành (divisio): Magnoliophyta
Lớp (class): Liliopsida
Bộ (ordo): Asparagales
Họ (familia):Amaryllidaceae
Chi (genus): Narcissus
Chi Thủy tiên (danh pháp khoa học: Narcissus) là tên gọi để chỉ một nhóm cây dạng thân hành cứng, chủ yếu ra hoa về mùa xuân, trong tiếng Việt có tên gọi chung là thủy tiên. Có một vài loài thủy tiên ra hoa vào mùa thu. Các loài cây này chủ yếu có nguồn gốc ở khu vực Địa Trung Hải, nhưng một số loài được tìm thấy tại Trung Á và Trung Quốc. Các giống cây thủy tiên khá nhiều và nói chung chúng đã được biến đổi và mở rộng rất nhiều, với các giống mới được đưa ra từ các vườn ươm mỗi năm.
Thủy Tiên là loài hoa gốc Trung Quốc (Quãng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Quý Châu). Có hai loại Thủy Tiên: loại hao đơn và hoa kép. Củ và lá hao thủy Tiền trông gióng như củ và lá hành tây.
Thủy Tiên theo cách gọi tên hoa có nghĩ là "nàng tiên nước" nangf tiên hoa nơi thủy cung. Quả như vậy Thủy Tiên là một lọai hao không nhan sắc lòe loẹt, rực rỡ như những loài hoa khác mà mảnh mai, trinh tiết, thùy mị, mang pong cách nữ tính, ưa sạch sẽ, đầy vẻ quý phái. Thủy Tiên thuộc họ hàng với hoa huệ nhưng lá ngắn hơn,củ to hơn gần như củ hành tây và củ hoa loa kèn (dại)
Danh phápTên gọi Narcissus có nguồn gốc từ tên gọi của một nhân vật thần thoại Hy Lạp chỉ yêu bản thân mình là
Narkissos.
Hoa thủy tiên đôi khi còn được gọi là hoa trường thọ, nhưng một cách chặt chẽ thì tên gọi này chỉ áp dụng cho một loài là
Narcissus jonquilla và các giống trồng được tạo ra từ loài này.
Các đặc trưngTất cả các loài thủy tiên có hoa hình loa kèn Trumpet, ở trung tâm được bao quanh bằng một vòng các cánh hoa. Các hoa thủ tiên truyền thống có màu vàng kim, nhưng bao hoa thường có màu tương phản. Các nhà nhân giống đã tạo ra một số loại thủy tiên có 2 hoặc 3 hàng cánh hoa, làm cho chúng trông như một quả cầu màu vàng. các giống khác có cánh hoa xếp nếp hoặc bao hoa trung tâm được kéo dài hay nén nhỏ.
Các laòi hoa thủy tiên chứa độc và có thể gây tử vong nếu ăn phải.
Một số loàiPlantSystematics.org liệt kê 449 danh pháp khoa học, tuy nhiên hiện nay số giống cây trồng của các loài thủy tiên là khoảng 24.000.
Hoa thủy tiên là quốc hoa của Wales. Một loài, "Narcissus obvallaris", chỉ được trồng tại một khu vực nhỏ xung quanh Tenby. Tại Wales, theo truyền thống người ta đeo hoa thủy tiên vào ngày lễ Thánh David (1 tháng 3).
Hoa của thủy tiên là loại hoa trang trí phổ biến trong ngày Tết cổ truyền Trung Hoa.
Vị thuốc từ hoa thủy tiênNgười ta yêu thủy tiên vì vẻ đẹp quý phái và hương thơm đặc biệt, nhưng chắc hẳn sẽ thêm quý loài hoa này nếu biết rằng nó còn là một vị thuốc chữa bệnh. Hoa thủy tiên có tên khoa học là Narcissus tazetta L.var.chinensis Roem, trong thành phần hóa học của hoa có chứa 0,2-0,45% tinh dầu, trong đó chủ yếu là Eugenol, Benzaldehyde, Benzyl alcohol, Cinnamic alcohol. Ngoài ra, còn chứa Rutin, lsorhamnetin-3-rhamnoglucoside, Narcissin, Citronellol...
Hoa thủy tiên là loại hoa được mọi người yêu thích nhất của mùa đông, nó có thể nở hoa đẹp trong mùa đông lạnh, đặc biệt là lá thì có mầu xanh biếc sáng bóng, làm cho trong phòng tràn đầy ý nghĩa của mùa xuân. Nhưng thuỷ tiên cũng có độc, độc ở cây, đặc biệt là ở thân củ giống như củ tỏi của nó thì độc tính càng nhiều. Nếu ăn nhầm thân củ thì có thể xuất hiện triệu chứng nôn, đau bụng, mạch đập yếu, kiết lị, thở gấp, nhiệt độ cơ thể tăng và bị choáng váng, thậm chí có thể còn dẫn đến co giật, tê liệt mà chết. Thành phần có độc của thuỷ tiên là tính kiềm sinh vật, hàm lượng trong thân củ là 1%.
Theo dược học cổ truyền, hoa thủy tiên vị đạm, tính mát; rễ cây hoa có vị cay đắng, tính lạnh; có công dụng khứ phong thanh nhiệt, hoạt huyết điều kinh, tiêu thũng giải độc; được dùng để chữa các chứng bệnh như kinh nguyệt không đều, phụ nữ ngũ tâm phiền nhiệt (nóng lòng bàn tay, bàn chân và vùng giữa ngực), mụn nhọt, viêm loét, viêm tuyến vú, quai bị, viêm hạch... Y thư cổ Bản thảo cương mục cho rằng, hoa thủy tiên có công năng "khứ phong khí". Thường được dùng dưới dạng tươi hoặc khô, uống trong với liều từ 3-6g, dùng ngoài giã nát đắp hoặc nấu nước rửa.
Một số cách dùng cụ thể như sau:
* Kiết lỵ: Hoa thủy tiên 3g sắc kỹ lấy nước, pha thêm một chút đường trắng uống trong ngày.
* Quai bị: Hoa hoặc củ thủy tiên giã nát, sao nóng rồi đắp vào chỗ đau.
* Tiểu tiện không thông: Củ thủy tiên giã nát rồi đắp vào huyệt Dũng tuyền. Vị trí huyệt Dũng tuyền: nằm ở điểm nối giữa 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ hai với điểm giữa bờ sau gót chân.
* Phụ nữ ngũ tâm phiền nhiệt: Hoa thủy tiên, lá sen khô, xích thược, lượng bằng nhau. Tất cả sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g với nước ấm.
* Trẻ em co giật: Hoa thủy tiên 10 bông, phơi khô sắc uống, có thể pha thêm một chút đường.
* Áp-xe vú: Hoa thủy tiên giã nát, trộn với một chút rượu rồi đắp vào nơi bị bệnh, mỗi ngày đắp 2 lần.
* Mụn nhọt, đinh độc: Hoa hoặc củ thủy tiên tươi giã nát đắp lên nơi bị tổn thương; hoặc dùng củ thủy tiên, dã tường vi, lá phù dung và rễ cây chuối tiêu, giã nát rồi đắp vào nơi bị bệnh.
* Côn trùng đốt: Dùng hoa hoặc lá thủy tiên tươi giã nát đắp vào chỗ bị đốt.
Sự tích hoa thủy tiênDân gian có câu: "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính", ngẫm mà đúng. Cặp vợ chồng nhà thần Kêphít và Lavơriôna sinh hạ được một cậu con trai có gương mặt trắng trẻo, cặp mắt sáng, mái tóc quăn tít, đặt tên là Narơxít thay cha làm hà bá, trị vì một vùng sông nước.
- Ôi, chàng mới đẹp làm sao! Thật là một đứa con tuyệt vời! - Các nữ thần đến thăm Lavơriôna đều tấm tắc khen.
Nhưng các thần cũng giống như con người đều có tính hay ghen ghét, đố kỵ trước những thành đạt của người khác. Loài cá bơi từ Đông sang Tây đã loan tin về vẻ đẹp tráng kiện và trí tuệ của con trai nữ thần Lavơriôna. Nữ thần Sứa biết được tin này, ả có một đứa con trai vốn xấu xí lại ngốc nghếch; khi nghe những lời khen của thiên hạ dành cho Narơxít thì ả nổi điên lên, đến nỗi những con rắn phủ trên đầu ả thay cho tóc bỗng dựng ngược lên, phun lưỡi phì phì. Nữ thần Sứa nghiến răng trèo trẹo:
- Vẻ đẹp của mi sẽ giết chết mi, mi sẽ phải lòng chính cái hình bóng của mi, mi sẽ trở nên tốt bụng chỉ vì lòng hiếu danh, sẽ trở nên người thông minh chỉ vì thói kiêu căng. Cái khoảnh khắc mà mi nhìn thấy bóng hình mình trong gương chính là lúc mi bắt đầu phải chấp nhận cái chết. Những con cá bơi ngược lại từ Tây sang Đông mang tin về lời nguyền của nữ thần Sứa đến lưu vực sông do Kêphít trị vì. Thần Kêphít đập vỡ tất cả các loại gương có dưới thuỷ cung, còn các mảnh kính vụn thì cho quẳng lên đất liền. Từ khi còn nhỏ, Narơxít mới chỉ nghe nói về vẻ đẹp và về trái tim nhân hậu của mình, bây giờ chàng nghĩ rằng chàng cần phải là một người nhân hậu và thông minh, mặc dù làm được việc đó không phải là dễ. Khi lũ con của các nữ thần khác dành một chút trong khẩu phần ăn sáng hoặc bữa trưa của mình cho cá, thì Nanơxít cũng không muốn chịu tiếng là keo kiệt bènném cho cá một ít thức ăn. Dù chỉ là bớt lại một chút nhỏ nhoi lượng phần ăn, nhưng chàng tin rằng việc thiện mà chàng đã làm còn tốt hơn nhiều so với những người khác, bởi lẽ chàng đã hy sinh không phải là một món ăn dân dã mà là món ăn của nhà thần. Nhưng sau đó chàng lại khôn ngoan ngầm giữ lại khẩu phần của mình mà lấy khẩu phần của mẹ để đem cho, khiến lũ con các thần phải thán phục về sự hào hiệp và quên mình của chàng.
Thời gian như bóng câu qua cửa sổ. Mới hồi nào Narơxít còn chơi đùa với lũ cá, nhặt nhạnh những vỏ hến, vỏ sò trang điểm cho nơi ở của mình, bây giờ chàng đã lớn phổng lên thành một chàng trai chững chạc. Khi xưa, lũ con của các thần thường cùng với chàng nuôi cá, nay lớn lên mỗi đứa lại có một sở thích riêng. Đứa nào cũng muốn tỏ ra khôn ngoan linh lợi. Chúng đọc cho nhau nghe những bài thơ tự sáng tác, hát những bài ca tự nghĩ ra và thi xem ai nhảy lên lưng cá ĐenPhin khéo léo hơn và bơi đi xa hơn. Narơxít cũng sáng tác thơ và chẳng bao lâu chàng hiểu rằng có một đứa con trong lũ con nhà thần tỏ ra trội hơn chàng, chàng liền đem lòng ghen ghét, phỉ báng cả bè bạn.
- Đó là một chàng trai thông minh và tài hoa! Con gái thần nào mà được chàng lấy làm vợ thì thật là diễm phúc, - Các nữ thần có tuổi xì xào, tỏ ý ghen tỵ với người vợ tương lai của Narơxít.
Nếu các nữ thần có tuổi bị chàng trai tuấn tú, đôn hậu và thông minh cảm hoá, thì cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên khi các nữ thần trẻ trung đã rắp tâm quyến rũ chàng bằng vẻ đẹp ưng ý, cuối cùng chàng quyết định kết hôn với Ekhô, cô gái đẹp nhất trong đám các tôn nữ nhà thần.
Trước ngày cưới, Ekhô bảo Narơxít lên bờ sông hái coh nàng bông hoa Anh Đào dại để nàng gài lên mái tóc xanh của mình.Narơxít đã hái cả một bó hoa và khi cúi gập người toan nhảy xuống nước, thì bỗng nhiên thấy một vùng nước tôi tối có bóng hình của mình.
- Đẹp quá! Kể từ khi khai thiên lập địa chưa một ai được chứng kiến một sự tuyệt diệu như thế này! - chàng thốt lên rồi sững người như bị bỏ bùa mê. Trong khi nhìn chằm chằm vào cái bóng của mình, chàng quên khuấy cả Ekhô, người mà ngày mai chàng sẽ tổ chức lễ cưới đón nàng. Chàng ném những bông hoa xuống cỏ và khi đứng dậy chàng lại bị mê mẩn với cá bóng của chàng lại bị mê mẩn với cái bóng của chàng trong gương nước.
- Đúng rồi, ta không chỉ là một chàng trai thông minh, đôn hậu nhất mà còn đẹp nhất nữa - Narơxít dương dương tự đắc.
Đợi mãi không thấy người tình trở về, Ekhô đành phải ngoi lên mặt nước. Tức thì nàng bị người tình mắng nhiếc thậm tệ, chỉ vì nàng đã làm gương nước xao động.
Ekhô không tin rằng Nanơxít lại quá giận dữ, vừa làm lành với chàng vừa xoa cho mặt nước trở lại phẳng lặng.
- Ta biết, em ghen với vẻ đẹp của ta, vì vậy em tìm cách cản trở ta. Đừng vờ vĩnh nữa, hãy trở lại thuỷ cung đi.
- Chàng thân yêu! Em là cô gái đẹp nhất trong đám tôn nữ nhà thần, cớ sao em lại ghen ghét vẻ đẹp của chàng? - Ekhô nói và vẫn nghĩ rằng người tình nói đùa.
- Anh cứ nghĩ em là một người đẹp, đó là khi anh chưa trông thấy mình. Hãy nhìn vào gương mặt này, vào cái hình người này, em sẽ hiểu chính Aphơrôđita còn chưa xứng đáng trở thành vợ ta, huống hồ nàng - Narơxít đáp và lại mê mẩn với vẻ đẹp của mình.
Đối với Ekhô cũng như đối với người đàn bà đội rắn trên đầu thay tóc, thì không có gì đáng giận hơn là việc người tình không thừa nhận sắc đẹp của nàng, còn nếu như nàng quả là không đẹp thì nàng cũng không thích bị lừa dối.
Những lời nói của Narơxít khiến Ekhô tức tối đến nỗi nàng gọi chàng là một kẻ ngu ngốc tự say đắm mình. Nàng liền đem chuyện này kể lại cho mẹ nàng nghe và nói rằng chàng đã bị mất trí. Kephít đã hoài công thuyết phục con trai quay trở lại thuỷ cung, và những giọt nước mắt cầu xin của người mẹ cũng trở thành vô nghĩa.
Narơxít đã ở lại hẳn trên bờ, và trong khi đưa mắt nhìn xuống nước, chàng vẫn không ngớt lải nhải về sắc đẹp của mình cho tới khi người chàng teo tóp lại và hoá thân về với trần thế.
Không hiểu vì sao đối với người chết, người đời lại tỏ ra bao dung, độ lượng hơn so với người đang sống.
Khi Narơxít chết rồi, Ekhô thường bơi đến chỗ có vùng nước tối mà người tình của nàng đã từng soi mình vào đó.
"Tình yêu của ta mới tuyệt diệu làm sao..." - Ekhô thở dài. Để giữ lại mãi mãi những kỷ niệm về Narơxít, nàng bèn trồng ngay lên chỗ đất chàng nằm một bông hoa có sắc trắng hệt như da mặt của Narơxít. Đó chính là Hoa Thủy Tiên.
http://www.odla.nu
http://agriviet.com
http://vietbao.vn
http://vi.wikipedia.org
http://cuocsongviet.com.vn